Tham dự tọa đàm có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Bí thư Đảng ủy, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam; TS. Lê Vĩnh Thắng – Phó Vụ trưởng Vụ Châu Âu - Bộ Ngoại Giao; TS. Trần Chí Trung – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược - Học viện Ngoại giao; PGS.TS. Nguyễn Anh Tuấn - Học viện Ngoại giao; Thiếu tướng Đào Ngọc Dinh - Viện trưởng Viện Chiến lược – Bộ Công an; GS.TS. Thiếu tướng: Nguyễn Hồng Quân – Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Quốc phòng, PGS.TS. Nguyễn Huy Hoàng – Chủ tịch HĐ, Học viện KHXH; PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ - Khoa Quốc tế học – ĐH KHXH&NV; TS.Phùng Chí Kiên - ĐHKHXH và NV cùng các nhà nghiên cứu của các đơn vị thuộc và trực thuộc Viện Hàn lâm.
Tọa đàm chia làm 2 phiên và có 4 bài tham luận, với các bài tham luận 1: PGS.TS. Nguyễn An Hà – Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu: Một số động thái của EU từ khi nổ ra xung đột Nga – Ukraine; Tham luận 2: PGS. TS. Nguyễn Thị Thanh Thuỷ Đại học KHXH và Nhân văn, ĐHQG HN: “Quan hệ Mỹ - EU từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine bùng phát: Thực trạng và triển vọng”; Tham luận 3: PGS.TS. Đặng Thị Phương Hoa - Quyền Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, Viện Nghiên cứu Châu Âu: “Đối đầu Nga – NATO từ sau xung đột Nga – Ukraine đến nay”; Tham luận 4: PGS. TS. Nguyễn Anh Tuấn – Nguyên đại sứ Việt Nam tại Ucraina, Học viện Ngoại giao: “Hội nhập trong khuôn khổ CIS và EAEU từ sau xung đột Nga – Ukraine đến nay: thực trạng và triển vọng”.
Phát biểu khai mạc hội thảo khoa học, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu cho biết Cuộc xung đột Nga - Ukraine, từ khi khởi đầu đến nay vẫn tiếp tục diễn biến khó lường, đã và đang tác động sâu sắc tới cục diện thế giới. Từ góc độ kinh tế, chiến sự Nga-Ukraine không chỉ trực tiếp làm gián đoạn các chuỗi cung ứng liên quan, mà còn là khởi nguồn cho cuộc đối đầu không ngừng nghỉ giữa các nước phương Tây và Nga với nhiều biện pháp trừng phạt lẫn nhau, gây hệ quả nghiêm trọng cho nền kinh tế toàn cầu. Thời gian gần đây các nền kinh tế dường như đã bình tĩnh hơn, với những biện pháp để ổn định và thích nghi dần với bối cảnh này. Mặc dù vậy, một khi chiến sự Nga-Ukraine vẫn tiếp tục phức tạp và các biện pháp trả đũa về kinh tế vẫn leo thang, triển vọng kinh tế thế giới vẫn là rất khó đoán định.
PGS.TS. Nguyễn An Hà cho biết đứng trước bối cảnh đó EU đưa ra 5 điều chỉnh:
1. Chiến lược Ấn Độ dương Thái Bình Dương khi cacs điều hướng khác cũng hướng tới khu vực này; 7 mục tiêu: quốc phòng xây dựng lực lượng hải quân mạnh mẽ; Sự trỗi dậy của Trung Quốc, EU phản đối Trung Quốc vi phạm luật lệ quốc tế.
2. Chiến lược mới năm 2022, thay đổi quan điểm với Nga từ đối tác chiến lược sang mối đe doạ trực tiếp lớn Nhất. NATO xác định: vừa răn đe, vừa phòng vệ tập thể. Nếu sắp tới Thuỵ Điển gia nhập sẽ mở rộng NATO
3. Giảm sự phụ thuộc vào Nga, giảm phụ thuộc khí đốt vào Nga, Mỹ trở thành quốc gia cung cấp lớn, tháng 2/2023, kế hoạch Công nghiệp thoả thuận xanh
4. EU tăng cường hợp tác với Mỹ, hệ sinh thái kỹ thuật số mở, an toàn cạnh tranh. Mỹ là thị trường chiếm 35% nhu cầu chuyển đổi số, Tây Âu chiếm1/4 chi tiêu chuyển đổi số, có xu hướng dẫn dắt chuyển đổi số.
5. EU tăng hợp tác với các nền kinh tế mới nổi, tăng logictic, EU thúc đẩy nguồn vốn tư nhân, hạ tầng cơ sở, chiến lược cổng toàn cầu của EU.
Cũng tại hội thảo TS. Lê Vĩnh Thắng – Phó Vụ trưởng Vụ Châu Âu – Bộ Ngoại giao cho biết: Các cực quyền lực châu Âu gia tăng sức mạnh và tập hợp lực lượng thế nào. Nga và EU đều cho rằng mình là 1 cực. Brexit làm EU yếu đi, sức mạnh châu Âu giảm sút. Nga nhận định EU không phải là 1 cực vì EU chia rẽ và phụ thuộc vào Mỹ. Các chủ thể chính: hợp tác Nga EU sau xung đột đi xuống, dù mua hàng hoá nhưng qua trung gian chứ không phải trực tiếp; quan hệ Mỹ-EU cũng có nhiều quan ngại. Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng tới cục diện châu Âu, tình thế giằng co nhưng lợi thế đang nghiêng về Nga. Mấu chốt có thể thay đổi vào bầu cử Mỹ 11/2024. Nga-Ukraine về lâu dài có thể quay lại hợp tác với nhau.
TS.Trần Chí Trung – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược – Học viện Ngoại giao nhận định cục diện thế giới: +) Chuyển dịch quyền lực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương; +) Gắn kết Nga – Trung, cả khu vực SCO; +) Phân tách rõ hơn Nga-Trung Quốc, Mỹ-Phương Tây. Vai trò của Mỹ vẫn lớn trong cục diện thế giới; Nga vẫn là một hằng số. +)Cục diện châu Âu chưa định hình được nhưng châu Âu vẫn loay hoay giữ vị trí của mình, không muốn gắn với Mỹ và Trung Quốc, dịch chuyển quan tâm với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật giữa các chuyên gia, nhà khoa học. Phát biểu kết luận hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu cho rằng: Nhiều dự báo khác nhau về kết cục của cuộc xung đột và cục diện thế giới trong tương lai được đưa ra, song vẫn là những câu hỏi chưa có lời kết. Trong một thế giới đầy biến động đó, việc các nước vừa và nhỏ chủ động, linh hoạt hơn trong phát huy vai trò nhằm bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc có ý nghĩa hết sức quan trọng.
Toàn cảnh hội thảo