Đại diện các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và Địa phương: TS. Nguyễn Sỹ Linh- Viện chiến lược Chính sách tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên Môi trường; TS. Hồ Công Hòa - Phó Trưởng ban nghiên cứu các vấn đề xã hội, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Ban Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược chính sách phát triển, Bộ Tài nguyên Môi trường; TS. Nguyễn Thu Phương, Phó Vụ trưởng, Phó Trưởng ban Quốc tế, Tạp chí Cộng sản.
Đại diện đến từ các Viện nghiên cứu TS. Lê Văn Hùng- Phó Viện trưởng phụ trách, Viện Nghiên cứu Phát triển bền vũng Vùng; TS. Phí Vĩnh Tường- Quyền Viện trưởng, Viện Nghiên cứu Kinh tế chính trị thế giới; TS. Trần Thị Tuyết - Viện Địa lý nhân văn; TS. Dương Thị Hồng Yến - Viện Địa lí, Viện Hàn lâm KHCN....Cùng toàn thể cán bộ nghiên cứu, Viện Nghiên cứu Châu Âu.
Tham dự hội thảo còn có sự tham gia của các đại biểu đến từ các trường Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Hòa Bình...
Tại Hội thảo, các đại biểu, khách tham dự được nghe 05 tham luận trình bày: (i) Chiến lược phát triển kinh tế xanh của Liên minh Châu Âu - PGS. TS. Đặng Thị Phương Hoa, Viện Nghiên cứu Châu Âu; (ii) Chính sách tẩy xanh (Green washing) của Liên minh Châu Âu và gợi mở cho Việt Nam – ThS. Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Ban Môi trường và Phát triển bền vững, Viện Chiến lược chính sách phát triển, Bộ Tài nguyên Môi trường; (iii) Thị trường mua bán phát thải của Liên minh Châu Âu trong bối cảnh thực hiện Thỏa thuận xanh - TS. Bùi Việt Hưng. Viện Nghiên cứu Châu Âu; (iv) Kinh nghiệm của CHLB Đức trong phát triển kinh tế xanh - TS. Hồ Công Hòa, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương; (v) Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030, TS. Nguyễn Bình Giang, Viện Kinh tế Việt Nam, TS. Hoa Hữu Cường, Viện Nghiên cứu Châu Âu.
Các phiên thảo luận diễn ra sôi nổi và tâm huyết, Chiến lược phát triển kinh tế xanh của Liên minh Châu Âu, Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam, kinh tế tuần hoàn. Phát biểu kết luận, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng một lần nữa cảm ơn các quí vị đại biểu, các nhà khoa học và các đại biểu từ các cơ quan bộ ban ngành của Trung ương đã dành thời gian cho Hội thảo này. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng cho rằng, Những năm qua, phát triển kinh tế xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Báo cáo kinh tế xanh của EU nêu rõ, lĩnh vực kinh tế xanh của khối này đang trên đà phát triển và góp phần quan trọng vào cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. EU đang tăng tốc sản xuất năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng nhằm giảm phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga. EU cũng đặt mục tiêu giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính ít nhất 55% vào năm 2030 và đạt được trung hòa carbon vào năm 2050. Để đạt được những mục tiêu này đòi hỏi các quốc gia châu Âu phải thực hiện những thay đổi mạnh mẽ trong các lĩnh vực sử dụng năng lượng như nông nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại... Nhiều quốc gia tại “lục địa già” như Đức, Bỉ, Tây Ban Nha... cũng triển khai các dự án đầu tư, phát triển ngành năng lượng hydro xanh.Việc châu Âu tập trung đẩy mạnh phát triển nền kinh tế xanh, thân thiện với môi trường là bước đi cần thiết đóng góp cho tương lai phát triển bền vững của nhân loại.
Toàn cảnh hội thảo