Tham dự Hội thảo về phía khách mời đến từ các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương có: TS. Nguyễn Việt Long, Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bình Dương; Ông Nguyễn Phong Huy, Chi cục trưởng, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương; Ông Văng Phước Hậu, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Phát triển nông thôn, Sở NN&PTNT tỉnh Bình Dương; Bà Lương Song Thủy, Văn phòng phát triển bền vững, phòng công nghiệp và thương mại Việt Nam, VCCI.
Về phía khách mời đến từ các tổ chức quốc tế có: Bà Nguyễn Thị Hà Giang, Quản lý chương trình, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung Vietnam; Ông Florian Beranek, Chuyên gia cao cấp về kinh doanh có trách nhiệm và sự tham dự của đại diện các tổ chức ILO, CARE, Oxfarm, UNDP, FAO, …
Về phía các doanh nghiệp, hợp tác xã có: Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân, Bình Dương; Ông Trần Đình Trọng, Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp công bằng Eatu, Đắc Lắc.
Viện Hàn lâm có: PGS.TS. Vũ Hùng Cường, Viện trưởng Viện Thông tin Khoa học xã hội; TS. Nguyễn Linh Giang, Phó Viện trưởng Viện Nhà nước & Pháp luật.
Về phía đối tác, nhà tài trợ cho Hội thảo có TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc Viện FNF, CHLB Đức tại Việt Nam
Về phía các viện nghiên cứu, các trường đại học có đại diện các vị khách quý đến từ các Viện nghiên cứu thuộc khối quốc tế, Viện Hàn lâm KHXHVN, các trường đại học Kinh tế quốc dân, trường ĐH Kinh doanh và công nghệ, trường đại học kinh tế quốc dân, học viện nông nghiệp VN, trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vinh.
Về phía Viện Nghiên cứu Châu Âu: PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng; PGS.TS. Đặng Minh Đức, Phó Viện trưởng, Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Châu Âu
Chủ trì hội thảo: PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng (IES), TS. Phạm Hùng Tiến (FNF)
Phát biểu Khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu cho biết, trong chiến lược phát triển hiện nay Việt Nam đang nỗ lực thực hiện mục tiêu cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, trong đó thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm có vai trò quan trọng. Thực hành kinh doanh có trách nhiệm đòi hỏi doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ pháp luật mà còn phải thực hiện các biện pháp đánh giá rủi ro đối với các yếu tố con người, xã hội và môi trường, đồng thời giải quyết các nguy cơ tiềm ẩn, như phòng ngừa, giảm thiểu hoặc tiến hành biện pháp khắc phục thích hợp khi xảy ra các vi phạm.
"Nhiều quốc gia trên thế giới đã đưa nội dung thực hành kinh doanh có trách nhiệm vào Chương trình nghị sự phát triển, tuy nhiên đối với Việt Nam đây là một vấn đề mới và đặt ra nhiều thách thức trong quá trình thực hiện. Vì thế việc nghiên cứu so sánh kinh nghiệm của các nước đi trước cũng như kinh nghiệm của Việt Nam trong một số lĩnh vực và tại một số địa phương, từ đó rút ra một số gợi mở chính sách là hết sức cần thiết", PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng nhấn mạnh.
TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc, Viện FNF (Cộng hòa Liên bang Đức) cho biết TS. Phạm Hùng Tiến cho rằng, về phía doanh nghiệp Cộng hòa Liên bang Đức và EU gửi yêu cầu tuân thủ kết hợp phiếu hỏi và bảng chỉ dẫn cách thức thực hiện. Về phía doanh nghiệp Việt Nam mong muốn nhận được chứng nhận đã tuân thủ yêu cầu Chuỗi cung ứng; đồng thuận về tiêu chuẩn môi trường.
Hội thảo diễn ra 2 phiên. Phiên 1: Kinh nghiệm quốc tế về thực hành kinh doanh có trách nhiệm. Phiên 2: Thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại địa phương.
Với 8 tham luận được trình bày và nhiều ý kiến phát biểu thảo luận tại Hội thảo, cho thấy với những phân tích, đánh giá đa chiều từ các diễn giả, các đại biểu đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tổ chức quốc tế đã thảo luận và đưa ra những gợi ý chính sách tốt nhằm thúc đẩy thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.
TS. Bùi Việt Hưng cho biết: EU luôn là thị trường có yêu cầu khắt khe về chất lượng và tiêu chuẩn hàng hóa, dịch vụ nhằm đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, cùng với đó, yêu cầu về việc thực hiện trách CSR/RBC luôn được xem là những mục tiêu ưu tiên, nhằm hướng đến sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, theo dự báo trong 2 năm tới ( 2024- 2025) kinh tế EU tăng trưởng chậm, cùng với đó, EU sẽ gia tăng áp dụng các quy định, tiêu chuẩn mới ( Các biện pháp phi thuế quan) đối với hàng nhập khẩu, như:(1) Chứng nhận nông sản xuất khẩu (Chứng nhận tự nguyện, chứng nhận hữu cơ, tiêu chuẩn ISO 14001; 2) Chứng nhận về xã hội: Các chứng nhận về Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, Chứng nhận thương mại công bằng, kinh doanh có trách nhiệm; (3) Chứng nhận, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt ( Global GAP) Hệ thống siêu thị của nhiều quốc gia châu Âu đang đòi hỏi các nhà cung cấp phải có chứng nhận đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm tư nhân như GLOBALGAP, BRC và IFS. Hệ thống này chiếm trên 60% các sản phẩm tươi sống bán lẻ ở nhiều nước Châu Âu. Thêm vào đó, mỗi công ty bán lẻ thậm chí còn yêu cầu về chất lượng cao hơn các nhà cung cấp nhằm phân biệt rõ sản phẩm của họ với các sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh;
Luật sư Nguyễn Văn Huấn cũng chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, góc tiếp cận, xu thế thực hành và tham vấn chính sách là những hoạt động cốt lõi nhất giúp doanh nghiệp bắt đầu con đường thực hành kinh doanh có trách nhiệm đầy thử thách nhưng cũng nhiều cơ hội.
Với thị trường Cộng hòa Liên bang Đức tiềm năng và thách thức đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu Việt Nam, TS. Phạm Hùng Tiến, Phó Giám đốc, Viện FNF (Cộng hòa Liên bang Đức) cho rằng, một số chính sách trong chiến lược từ trang trại đến bàn ăn (F2F) có ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam đó là: Quy định về sử dụng bền vững các sản phẩm bảo vệ thực vật; sửa đổi quy định của EU về vật liệu tiếp xúc với thực phẩm; sửa đổi quy định về thông tin thực phẩm cho người tiêu dùng; Bộ quy tắc ứng xử của EU về thực hành tiếp thị và kinh doanh thực phẩm có trách nhiệm; Quy định về sản xuất hữu cơ và ghi nhãn sản phẩm hữu cơ…
Chia sẻ kinh nghiệm phát triển của Công ty Cổ phần Ba Huân trong lĩnh vực nông nghiệp, Bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Ba Huân, tỉnh Bình Dương cho biết, Ba Huân là một doanh nghiệp Việt Nam điển hình trong hành trình mang sản phẩm thực phẩm chăn nuôi đến với thị trường trong nước và quốc tế. Hoạt động trong ngành nông nghiệp, Ba Huân chú trọng vào việc hoàn thiện cơ sở sản xuất với quy trình chăn nuôi, sản xuất công nghệ cao, nhập khẩu hoàn toàn từ châu Âu, xây dựng hệ thống nhà máy, trang trại đồng bộ từ sản xuất, chế biến cùng hệ thống phân phối trải dài khắp Việt Nam nhằm mục đích thực hiện quy trình sản xuất khép kín – “Từ trang trại đến bàn ăn”, tuân thủ các tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ nguyên giá trị dinh dƣỡng có trong từng sản phẩm.
Phát biểu kết luận, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Âu đã tóm lược các kết quả đạt được của Hội thảo, đồng thời nêu những vấn đề cần tiếp tục làm rõ và cảm ơn những ý kiến, trao đổi thảo luận của các đại biểu; khẳng định những ý kiến, trao đổi thảo luận của các đại biểu là hữu ích, gợi mở nhiều bài học quý báu cho hàm ý chính sách của Việt Nam.
Toàn cảnh hội thảo