Tọa đàm khoa học “Tiềm năng, vai trò, cơ hội và thách thức của Cộng đồng người Việt Nam ở Nga và SNG trong bối cảnh mới”

12/11/2021

Trong khuôn khổ đề tài Nghị định thư “Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và SNG 1991-2018”, Mã số NĐT.72.RU/19 do PGS.TS. Đặng Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài, sáng ngày 11/11/2021, tại 176 Thái Hà, Viện Nghiên cứu Châu Âu đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Tiềm năng, vai trò, cơ hội và thách thức của Cộng đồng người Việt Nam ở Nga và SNG trong bối cảnh mới”.

Trong khuôn khổ đề tài Nghị định thư “Cộng đồng người Việt Nam tại Liên bang Nga và SNG 1991-2018”, Mã số NĐT.72.RU/19 do PGS.TS. Đặng Minh Đức làm chủ nhiệm đề tài, sáng ngày 11/11/2021, tại 176 Thái Hà, Viện Nghiên cứu Châu Âu đã tổ chức buổi tọa đàm khoa học với chủ đề “Tiềm năng, vai trò, cơ hội và thách thức của Cộng đồng người Việt Nam ở Nga và SNG trong bối cảnh mới”.

Tọa đàm với sự tham gia của các đại biểu, nhà khoa học đến từ Bộ Ngoại giao, Học viện ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Đại học Thăng Long, Đại học Kinh doanh và Công nghệ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới. Về phía Viện Nghiên cứu Châu Âu có PGS.TS. Đặng Minh Đức – Phó Viện trưởng, PGS.TS. Nguyễn An Hà – Nguyên Viện trưởng, cùng toàn thể các nhà khoa học và thành viên đề tài.

Phát biểu khai mạc, PGS.TS. Nguyễn An Hà nhấn mạnh sự cần thiết nghiên cứu đóng góp của Cộng đồng người Việt Nam ở Nga và SNG. Cộng đồng người Việt cần được củng cố và phát triển nhằm phát huy cầu nối giữa Việt Nam và nước sở tại cũng như đóng góp của cộng đồng người Việt cho Việt Nam và nước sở tại. Trong Kết luận số 12-KL/TW, ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới cho thấy sau hơn 5 năm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW, ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị khoá IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 36 và Chỉ thị 45); cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đến nay có khoảng 5,3 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó, hơn 80% là ở các nước phát triển; đại bộ phận đồng bào đã có địa vị pháp lý và cuộc sống ổn định, hội nhập sâu rộng vào xã hội sở tại.

Dù ở bất cứ nơi đâu, đồng bào ta vẫn luôn hướng về Tổ quốc, gắn bó máu thịt với cội nguồn dân tộc, là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước.

PGS.TS. Nguyễn An Hà hy vọng đây là buổi toạ đàm, chia sẻ quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với Cộng đồng, những khó khăn, cơ hội, thách thức và đóng góp của Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trước những tác động của Covid19…cũng như nhận được những ý kiến, đóng góp từ các chuyên gia, các nhà khoa học cho đề tài.

Buổi tọa đàm khoa học gồm 5 bài báo cáo:

  1. Tác động của đại dịch Covid-19 đến Nga và cộng đồng người Việt Nam ở Liên bang Nga - Ths. Nguyễn Thanh Lan – Viện Nghiên cứu Châu Âu
  2. Tác động của đại dịch Covid-19 đến Ukraine và cộng đồng người Việt Nam ở Ukraine – Ths. Trịnh Thị Hiền – Viện Nghiên cứu Châu Âu và TS. Phạm Quỳnh Chinh – Trường Đại học KHXH&NV
  3. Công tác về người Việt Nam ở nước ngoài từ Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XIII – Ths. Phạm Thị Thu Hương, Q.Vụ trưởng Vụ pháp chế - Thanh tra - Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao.
  4. Xây dựng thương hiệu của Cộng đồng người Việt: Giải pháp nâng cao hiệu quả đóng góp của họ đối với thương hiệu quốc gia trong giai đoạn mới (nghiên cứu địa bàn LB Nga) – PGS.TS. Lê Thanh Bình – Học viện Ngoại giao
  5. Thúc đẩy vai trò đóng góp kinh tế ngày càng hiệu quả của cộng đồng người Việt Nam ở Belarus cho nước sở tại sau năm 2021 – Ths. Nguyễn Đức Phúc – Bộ Ngoại giao và PGS.TS. Lê Thanh Bình – Học viện Ngoại giao

Phát biểu kết thúc tọa đàm, PGS.TS. Đặng Minh Đức – Chủ nhiệm đề tài gửi lời cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu từ các học giả, các nhà nghiên cứu để Chủ nhiệm đề tài tiếp thu, đưa vào báo cáo khoa học chung của đề tài.

 

Ban Biên tập

 


 



Các tin khác:

Xem tin phát hành ngày:

Phóng sự Videos

Thủ tướng làm việc với các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (12/12/2021) Tư liệu Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội 60 năm (11/12/2021)

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Copyright 2021- Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Địa chỉ: Tầng 8, 176 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.24) 38572735 Fax: (84.24) 35374905
Email: vienncca@gmail.com