Hội thảo quốc tế: “Dân chủ cơ sở và lập ngân sách tham gia - Kinh nghiệm Châu Âu và thực tiễn Việt Nam”

10/11/2007

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, tại trụ sở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai – Hà Nội, đã diễn ra chương trình Hội thảo khoa học quốc tế: “Dân chủ cơ sở và lập ngân sách tham gia - Kinh nghiệm Châu Âu và thực tiễn Việt Nam”. Đây là chương trình do Viện Nghiên cứu Châu Âu thực hiện với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu.

Ngày 23 tháng 7 năm 2007, tại trụ sở Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, số 1 Liễu Giai – Hà Nội, đã diễn ra chương trình Hội thảo khoa học quốc tế: “Dân chủ cơ sở và lập ngân sách tham gia - Kinh nghiệm Châu Âu và thực tiễn Việt Nam”. Đây là chương trình do Viện Nghiên cứu Châu Âu thực hiện với sự tài trợ của Liên minh Châu Âu.
Tham dự hội thảo có GS.TS. Đỗ Hoài Nam - Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam; TS. Nguyễn Huy Tính, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh, GS. Yves Sintomer, Đại học Paris, Pháp – Phó Giám đốc Trung tâm Marc Bloch, Berlin; PGS.TS. Nguyễn Quang Thuấn - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu và các nhà quản lỹ, các học giả đến từ các cơ quan, các viện nghiên cứu, các trường đại học trong và ngoài nước.
Trong diễn văn khai mạc hội thảo, GS.TS. Đỗ Hoài Nam khẳng định: Tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng dân chủ, dân chủ trực tiếp, được cụ thể hoá trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các tổ chức chính trị - xã hội; Thực hiện tốt Quy chế dân chủ, tạo điều kiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, trực tiếp tham gia bàn bạc và quyết định những vấn đề liên quan đến đời sống nhân dân. Nhiều địa phương, đơn vị đã gắn việc thực hiện Quy chế dân chủ với phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa - xã hội, tạo chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế xã hội.
     Tại hội thảo, các tham luận và thảo luận tập trung vào các chủ đề liên quan đến thực tiễn thực hiện quy chế dân chủ ở Việt Nam, những vấn đề đang được quan tâm cũng như kinh nghiệm của lập ngân sách tham gia ở Châu Âu.
     Sau hai mươi năm đổi mới, Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn trên tất cả các mặt, kinh tế tăng trưởng ổn định, đời sống của nhân dân không ngừng được cải thiện. Việc thực hiện Quy chế dân chủ và lập ngân sách tham gia đóng góp quan trọng vào thành tựu trên. Do sự nhận thức đúng đắn về Quy chế dân chủ nên trong quá trình thực hiện các quy định của quy chế đã tạo ra bầu không khí dân chủ, cởi mở trong nhân dân. Sự hiểu biết về pháp luật và năng lực thực hiện dân chủ của nhân dân có bước trưởng thành. Sự tích cực tham gia có hiệu quả vào các đợt sinh hoạt dân chủ như: Đóng góp xây dựng chính sách, pháp luật; thực hiện theo quy định dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra góp phần đưa quy chế dân chủ ngày một thấm sâu vào các quan hệ trong đời sống hằng ngày của các tầng lớp nhân dân. 
 Các chuyên gia cũng chung nhận định là việc thực hiện Quy chế dân chủ sẽ khuyến khích nhân dân tham gia vào đấu tranh chống tiêu cực. Theo kết quả nghiên cứu đưa ra “90% số vụ tham nhũng, tiêu cực do nhân dân phát hiện và báo chí nêu lên, từ đó các cơ quan thẩm quyền mới đi vào điều tra xử lý”. Điều này chứng tỏ rằng việc thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần quan trọng vào việc chống tiêu cực. Thực tế cho thấy, những chương trình phát triển kinh tế xã hội, các công trình phúc lợi công cộng nếu người dân tham gia thì sẽ thực hiện nhanh hơn, tốt hơn.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia có một số thách thức, trở ngại mà Việt Nam đang gặp phải khi thực hiện quy chế dân chủ: Kết quả việc tổ chức thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở còn chưa vững chắc, chưa đồng đều, chưa thường xuyên, liên tục; dân chủ hình thức còn nhiều; việc công khai về kinh tế, tài chính chưa được triển khai sâu rộng; giám sát, kiểm tra thực hiện Quy chế dân chủ còn nhiều hạn chế.
Ngoài những vấn đề nêu trên các nhà khoa học tham dự Hội thảo còn bàn luận đến việc thực hiện dân chủ ở các nước Châu Âu, những kết quả đạt được cũng như những kinh nghiệm mà các nước Châu Âu đã trải qua khi thực hiện lập ngân sách tham gia. Những nhận thức, thông tin, kinh nghiệm được chia sẻ, những khuyến nghị thiết thực từ hội thảo sẽ góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở Việt Nam. Đây cũng là dịp để các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, các chuyên gia và những nhà nghiên cứu... trao đổi và thảo luận để có thêm những thông tin phục vụ cho công tác của mình.
Kết thúc hội thảo, các chuyên gia của Việt Nam và Châu Âu đều đánh giá cao những thông tin thu được, hai bên mong muốn sẽ có thêm những cơ hội gặp gỡ và hợp tác trong thời gian tới.


Xem tin phát hành ngày:

Phóng sự Videos

Thủ tướng làm việc với các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (12/12/2021) Tư liệu Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội 60 năm (11/12/2021)

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Copyright 2021- Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Địa chỉ: Tầng 8, 176 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.24) 38572735 Fax: (84.24) 35374905
Email: vienncca@gmail.com