Hội thảo quốc tế “Nghiên cứu Châu Âu tại khu vực Đông Nam Á: Những vấn đề nổi bật” và Thành lập mạng lưới nghiên cứu Châu Âu tại Đông Nam Á

06/11/2016

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), sáng ngày 4/11/2016, tại Hội trường 3D nhà A, trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu Châu Âu tại khu vực Đông Nam Á: Những vấn đề nổi bật”. Hội thảo được tổ chức theo sáng kiến của Viện Nghiên cứu Châu Âu và Đại học Gadjah Mada khi thực hiện Dự án nghiên cứu quốc tế “Hội nhập khu vực ở Đông Nam Á: những xu hướng gắn kết và động lực loại trừ” (SEATIDE, 2012-2016: www.seatide.eu).

Được sự đồng ý của Lãnh đạo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), sáng ngày 4/11/2016, tại Hội trường 3D nhà A, trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm tổ chức hội thảo quốc tế với chủ đề “Nghiên cứu Châu Âu tại khu vực Đông Nam Á: Những vấn đề nổi bật”. Hội thảo được tổ chức theo sáng kiến của Viện Nghiên cứu Châu Âu và Đại học Gadjah Mada khi thực hiện Dự án nghiên cứu quốc tế “Hội nhập khu vực ở Đông Nam Á: những xu hướng gắn kết và động lực loại trừ” (SEATIDE, 2012-2016: www.seatide.eu).

Tham dự Hội thảo, có PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm; TS. Đặng Minh Đức, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu; TS. Đỗ Tá Khánh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu EU, Viện Nghiên cứu Châu Âu cùng sự góp mặt của các đại biểu đến từ các trường đại học thuộc một số nước trong khu vực Đông Nam Á (Thái Lan, Indonesia, Philippines, Myanmar, Malaysia…); các nhà khoa học đến từ cơ quan nghiên cứu và trường đại học của Việt Nam (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Chiến lược- Bộ Quốc phòng, Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn- Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Ngoại thương, Đại học kinh doanh & công nghệ...), lãnh đạo các Ban chức năng, một số viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm.

PGS.TS. Bùi Nhật Quang, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Trong bối cảnh hội nhập và liên kết tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN) nói riêng và trên thế giới nói chung, xu thế hợp tác ngày càng được tăng cường trong tất cả các lĩnh vực trong khu vực, trong đó có hợp tác về nghiên cứu khoa học. Châu Âu (EU) là một khu vực với nhiều quốc gia phát triển, là đối tượng quan trọng cho các nhà nghiên cứu ở khu vực Đông Nam Á quan tâm. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đã quan tâm về Châu Âu học và cũng đã có các cơ sở đào tạo sau đại học về chuyên ngành Châu Âu học như Học viện Khoa học xã hội và một số cơ sở đào tạo khác.

Thay mặt Lãnh đạo Viện Hàn lâm, phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Bùi Nhật Quang nhiệt liệt chào mừng sự góp mặt của các đại biểu, nhà khoa học đến từ các nước trong khu vực ASEAN và Việt Nam. Với 03 chức năng, nhiệm vụ chung của Viện Hàn lâm và các đơn vị trực thuộc (nghiên cứu khoa học, tư vấn chính sách và đào tạo), Phó Chủ tịch ghi nhận và đánh giá cao những đóng góp to lớn của Viện Nghiên cứu Châu Âu trong lĩnh vực nghiên cứu Châu Âu- vấn đề trọng tâm của Viện trong suốt 20 năm qua. Qua đó góp phần tạo nên những bước phát triển vượt bậc, ngày càng khẳng định vai trò của Viện Hàn lâm trong sự phát triển  của Việt Nam.

Bên cạnh đó, PGS.TS. Bùi Nhật Quang khẳng định, việc tổ chức hội thảo là hoạt động thiết thực và hiệu quả, góp phần chỉ ra những thành tựu đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu Châu Âu cũng như chia sẻ, tìm hiểu thông tin những kết quả của đối tác ở các nước Đông Nam Á về lĩnh vực này. Qua đó nhấn mạnh một số vấn đề cần tập trung nghiên cứu và thảo luận như sau: Chia sẻ thông tin, kết quả trong lĩnh vực nghiên cứu Châu Âu (kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Châu Âu, Việt Nam và các cơ quan khoa học về nghiên cứu Châu Âu của các nước trong khu vực ASEAN đạt được); Triển khai các lĩnh vực hợp tác của hai bên trong hiện tại và sắp tới; Trao đổi, thảo luận, bàn về việc xác lập một mạng lưới các cơ quan nghiên cứu về Châu Âu tại khu vực ASEAN.

Phát biểu chào mừng tại Hội thảo, TS. Đặng Minh Đức khẳng định, Hội thảo là nơi gặp gỡ, trao đổi, thảo luận, phối hợp và hợp tác nghiên cứu giữa các học giả, cá nhân ở các Viện Nghiên cứu, Trung tâm, Trường Đại học trong khu vực nhằm xác định những vấn đề nghiên cứu nổi bật về Châu Âu từ góc nhìn của các học giả Đông Nam Á; nêu rõ ý nghĩa chủ đề của hội thảo hướng tới hình thành một hiệp hội nghiên cứu Châu Âu tại Đông Nam Á.

 

 

 

TS. Đặng Minh Đức, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Châu Âu phát biểu chào mừng tại Hội thảo

 

Hội thảo nhận được 06 tham luận, chia làm 02 phiên thảo luận, tập trung vào hai vấn đề chính: Phiên 1: Kinh tế (GS. Muhadi Suggiono, Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Gadjah Mada Yogyakarta, Indonesia và PGS. Natthanan Kunnamas, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan chủ trì). Các diễn giả (TS. Marissa Maricosa, Đại học Ateneo de Malina, Hiệp hội nghiên cứu Châu Âu của Philippines; TS. Hoa Hữu Cường, Viện Nghiên cứu Châu Âu; TS. Hendra Manurung, Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học President, Indonesia) trình bày về những nội dung liên quan đến Hiệp định thương mại tự do EU – Philippines: Là tạo dựng hay chuyển đổi thương mại?; Điều chỉnh chính sách FTA mới của EU và tác động tới Việt Nam; Lợi ích của Nga và tác động của Liên minh Kinh tế Á-Âu trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

PGS. Natthanan Kunnamas GS. Muhadi Suggiono (từ trái sang chủ trì phiên 1

 

Phiên 2: Quan hệ quốc tế (TS. Đỗ Tá Khánh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu EU, Viện Nghiên cứu Châu Âu và TS. Marissa Maricosa, Đại học Ateneo de Malina, Hiệp hội nghiên cứu Châu Âu, Philippines chủ trì). Các diễn giả (PGS. Natthanan Kunnamas; PGS.TS. Nguyễn Văn Lịch, Trưởng khoa Kinh tế quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam; TS. Azirah Hashim và TS. Andy Gibbs, Viện Nghiên cứu Á – Âu, Malaysia) trình bày nội dung về ASEAN hóa có tồn tại? Tiếp cận quá trình xã hội kiến tạo thông qua Châu Âu hóa; Hợp tác EU- ASEAN trong bối cảnh hội nhập; Dịch chuyển cân bằng: Trại hè AEI – ASEM.

TS. Đỗ Tá Khánh và TS. Marissa Maricosa (từ trái sang) chủ trì phiên 2

Hội thảo là diễn đàn trao đổi hữu ích về những vấn đề nổi bật liên quan đến kinh tế và quan hệ quốc tế của Châu Âu (EU) tại Đông Nam Á; đánh giá vai trò của EU đối với chiến lược Châu Á- Thái Bình Dương và khu vực ASEAN trong tương lai…; đề xuất ý kiến về triển vọng quan hệ và nâng cao hiệu quả hợp tác EU – ASEAN trên nhiều lĩnh vực (chính trị, kinh tế, an ninh, du lịch – văn hóa - giáo dục). Đồng thời là dịp để các nhà khoa học có cơ hội chia sẻ, kết nối hoạt động nghiên cứu, giao lưu học giả, hội thảo, thực hiện dự án nghiên cứu chung, hợp tác đào tạo cũng như hợp tác xuất bản chung, góp phần nâng cao hiểu biết đối với việc nghiên cứu Châu Âu tại khu vực ASEAN trong thời gian tới.

Trong buổi chiều cùng ngày, các đại biểu đến từ các nước Đông Nam Á và Việt Nam đã thống nhất thành lập Mạng lưới nghiên cứu Châu Âu ở Đông Nam Á, với mục tiêu tạo một diễn đàn mở cho các nhà nghiên cứu trong khu vực trao đổi và tăng cường quan hệ. Hội thảo “Nghiên cứu Châu Âu ở Đông Nam Á: Những vấn đề nổi bật” được tổ chức ở Hà Nội được coi là hội thảo lần thứ nhất của mạng lưới. Các hội thảo tiếp theo sẽ được tổ chức hai năm một lần, vào tuần thứ nhất của tháng 11. Hội thảo lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Đại học Ateneo de Manila (Philippnes) vào năm 2018 và hội thảo lần thứ ba sẽ được tổ chức tại Đại học Chulalongkorn (Thái Lan) và năm 2020. Cuối cuộc họp, TS. Đỗ Tá Khánh đã hoàn thành nhiệm vụ và chuyển giao vai trò điều phối tổ chức hội thảo lần tới của Mạng lưới cho TS. Marissa Maricosa A.Paderon, Đại học Ateneo de Manila, Philippines.

Nguyễn Thu Trang

( nguồn: http://www.vass.gov.vn/noidung/tintuc/Lists/TinTucHoiNghiHoiThao/View_Detail.aspx?ItemId=1038)

 

 



Các tin khác:

Xem tin phát hành ngày:

Phóng sự Videos

Thủ tướng làm việc với các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (12/12/2021) Tư liệu Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội 60 năm (11/12/2021)

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Copyright 2021- Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Địa chỉ: Tầng 8, 176 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.24) 38572735 Fax: (84.24) 35374905
Email: vienncca@gmail.com