Kinh tế số là hoạt động kinh tế trong đó yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất là dữ liệu số, xử lý khối lượng lớn và so sánh với các hình thức quản lý truyền thống có thể cải thiện đáng kể hiệu quả của các loại sản xuất, công nghệ, thiết bị, bảo quản, bán hàng, giao hàng và dịch vụ. Nói cách khác, nền kinh tế số là hoạt động liên quan trực tiếp đến sự phát triển kĩ thuật số công nghệ máy tính, các yếu tố chính của nền kinh tế kỹ thuật số là thương mại điện tử, ngân hàng internet, thanh toán điện tử... Kinh tế số hiện đang phát triển mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo ra những cơ hội lớn chưa từng có đối với sự phát triển kinh tế - xã hhội của mỗi quốc gia song cũng tạo ra những thách thức không hề nhỏ trước nguy cơ tụt hậu. Các nước thành viên trong Liên minh Châu Âu như Estonia, Ba Lan, Pháp... đã lấy công nghệ làm cốt lõi, tận dụng công nghệ số, để từ đó chính phủ xây dựng các chiến lược chuyển đổi số, quản trị quốc gia, tạo động lực phát triển mới cho nền kinh tế, để không bị bỏ lại đằng sau trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường toàn cầu.
Để thực hiện quản trị nhà nước trong nền kinh tế số, các quốc gia Châu Âu đã đưa ra những mục tiêu như thế nào và nhiệm vụ, giải pháp gì để thực hiện chuyển đổi số, phát triển kinh tế số. Để trả lời câu hỏi trên, năm 2023, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản cuốn sách chuyên khảo "Quản trị nhà nước trong nền kinh tế số ở một số nước Châu Âu" do PGS.TS. Đặng Minhh Đức làm chủ biên nhằm nghiên cứu một số vấn đề lí luận và kinh nghiệm quản trị nhà nước ở một số nước Châu Âu, từ đó rút ra một số hàm ý chho Việt Nam. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Bộ cùng tên của Viện hàn lâm Khhoa học Xã hội Việt Nam do Viện Nghiên cứu Châu Âu chủ trì, PGS.TS. Đặng Minhh Đức làm chủ nhiệm.
Cuốn sách gồm 3 chương:
- Chương 1: Vấn đề chung về quản trị nhà nước và nền kinh tế số. Chương này tập trung phân tích quan niệm và đặc trưng của kinh tế số; khái niệm, nguyên tắc, chủ thể, khung pháp lý và yêu cầu đặt ra của quản trị nhà nước trong nền kinh tế số.
- Chương 2: Thực trạng quản trị nhà nước trong nền kinh tế số ở một số nước Châu Âu. Chương này tập trung đánh giá các yếu tố, yêu cầu đặt ra của quản trị nhà nước; nền tảng pháp lý hỗ trợ cho quản trị nhà nước và đánh giá thực tiễn triển khai, đóng góp của quá trình thay đổi phương thức quản trị ở các quốc gia Estonia, Pháp và Ba Lan.
- Chương 3: Một số đánh giá và hàm ý cho Việt Nam. Chương này tập trung phân tích những cơ hội và thách thức của việc thực hiện đổi mới phương thức quản trị nhà nước trong nền kinh tế số ở Estonia, Pháp và Ba Lan, đồng thời đưa ra một số bài học kinh nghiệm và hàm ý cho Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu!