Tìm kiếm

Tạp chí Châu Âu số 1 năm 2024

16/05/2024

BÀN VỀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH, SỰ BÙNG NỔ VÀ CHẤM DỨT CỦA TRẬT TỰ THẾ GIỚI HAI CỰC YALTA

Trần Khánh*

LTS: Bài viết này là một phần kết quả nghiên cứu của Chương trình Cấp Bộ: “Cục diện thế giới đến năm 2030, tầm nhìn đến giữa thế kỷ 21 và đối sách của Việt Nam” do TS. Đặng Xuân Thanh làm chủ nhiệm.

Tóm tắt: Sự tích hợp giữa tham vọng địa chính trị và chủ nghĩa lý tưởng là nguyên nhân chính đưa sự hình thành và bùng nổ của thế giới hai cực Yalta trước ngưỡng cửa kết thúc Chiến tranh Thế giới lần II. Quá trình này được khởi nguồn từ sự ra đời và phát triển của nhà nước Xô viết sau Cách mạng tháng Mười Nga và được bùng nổ dưới thời Chiến tranh Lạnh. Sự cân bằng tương đối quyền lực, trước hết là về quân sự và chính trị giữa Liên Xô và Mỹ, trong đó có sự ra đời các tổ chức quân sự, kinh tế theo phe trục cũng như sự hình, phát triển của của hệ thống tài chính và thương mại quốc tế dựa trên luật lệ đã góp phần tạo ra thế tương đối cân bằng chiến lược trong quan hệ quốc tế, nhất là cung cấp một loại “hàng hóa công cộng” để “công quản” thế giới. Tuy nhiên, do sự bất cân xứng quyền lực kinh tế và công nghệ nghiêng lợi thế về phía Mỹ, sự suy thoái về lý tưởng của Liên Xô và quy luật cạnh tranh, tham vọng bá quyền nước lớn đã đưa đến sự chấm dứt của trật tự thế giới hai cực Yalta vào năm 1991.

Abstract: The integration of geopolitical ambition and idealism is the main reason for the formation and explosion of the bipolar world of Yalta on the threshold of the end of World War II. This process originated from the birth and development of the Soviet Union after the October Revolution and exploded during the Cold War. The relative balance of power, first of all military and political, between the Soviet Union and the United States, including the birth of military and economic organizations following the axis as well as the formation and development of the system. The rules-based international financial and trade system has contributed to creating a strategic relative position in international relations, especially providing a type of "public good" to "govern" the world. However, due to the asymmetry of economic and technological power that favored the US, the deterioration of Soviet ideals and the rules of competition, the ambition of great power hegemony led to the end of the Yalta bipolar world order in 1991.

Keywords: world order, power, two poles, Yalta

 

LỢI ÍCH VÀ NHỮNG ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CỦA EU ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG TRONG BỐI CẢNH QUỐC TẾ MỚI

Nguyễn An Hà*

Nguyễn Thị Ngọc Diệp**

 

Tóm tắt: Biển Đông có vị trí chiến lược quan trọng, là hành lang hàng hải quốc tế nối giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, và có nhiều tài nguyên khoáng sản quan trọng như dầu khí, đất hiếm. Liên minh Châu Âu trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương từ năm 2001 đã luôn chú trọng tới gia tăng lợi ích của mình ở Biển Đông, luôn tính tới hài hòa lợi ích với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Từ khi nổ ra xung đột Nga - Ukraine đến nay, Liên minh Châu Âu cùng Mỹ triển khai hàng loạt các điều chỉnh chiến lược nhằm làm suy yếu Nga, kìm chế Trung Quốc, không chỉ đẩy mâu thuẫn giữa các cường quốc lên đỉnh điểm mà còn làm cho cạnh tranh chiến lược tại Biển Đông gia tăng, tác động sâu sắc tới hòa bình ổn định và phát triển trong khu vực và Việt Nam. Những cơ hội và thách thức mới từ sự điều chỉnh chiến lược của Liên minh Châu Âu đòi hỏi Việt Nam phải có những đối sách linh hoạt, phù hợp.

Từ khóa: Biển Đông, lợi ích, điều chỉnh, chiến lược, cạnh tranh, hợp tác, Liên minh Châu Âu

Abstract: The East Sea has an important strategic position, is an international maritime corridor connecting the Indian Ocean and the Pacific Ocean, and has many important mineral resources such as oil and gas and rare earths. The European Union, in its Asia-Pacific strategy since 2001, has always focused on increasing its interests in the East Sea, always taking into account harmonizing interests with China and other countries in the region. Since the outbreak of the Russia-Ukraine conflict, the European Union and the United States have implementing a series of strategic adjustments to weaken Russia and restrain China, not only pushing the conflict between the great powers to its peak. but also increases strategic competition in the East Sea, deeply affecting peace, stability and development in the region and Vietnam. Facing new opportunities and challenges from the European Union’s strategic adjustment, Vietnam has to have flexible and appropriate responses.

Keywords: East Sea, interests, adjustment, strategy, competition, cooperation, European Union

 

PHÁP LUẬT VỀ THỊ TRƯỜNG CÁCBON LIÊN MINH CHÂU ÂU

VÀ KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Lê Duy Khang*

Tóm tắt: Việt Nam đang trong quá trình xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh cho việc tổ chức và vận hành thị trường cácbon để thực hiện các cam kết quốc tế về chống biến đổi khí hậu. Vì vậy, việc nghiên cứu khung pháp lý thị trường cácbon của các quốc gia đã phát triển là hết sức cần thiết, điển hình là Liên minh Châu Âu - được xem là kiểu mẫu cho nhiều quốc gia. Bài viết này tập trung xem xét các vấn đề: thiết lập giới hạn, phân bổ hạn ngạch phát thải, bù trừ tín chỉ cácbon, rò rỉ cácbon và hệ thống thẩm định (MRV) ở EU. Từ đó, bài viết rút ra các kinh nghiệm để định hướng phát triển thị trường cácbon Việt Nam.

Từ khóa: EU, hạn ngạch phát thải, thị trường cácbon, khí nhà kính, Luật Bảo vệ môi trường

Abstract: Vietnam is developing a complete legislative framework for managing and operating the emission trading scheme to implement international commitments to combat climate change. Therefore, it is necessary to research developed countries' emission trading scheme legislative frameworks, such as the European Union, which is seen as a model for many countries. This article focuses on the issues of cap, allocate allowances, offset carbon credits, carbon leakage, and the MRV system of phase 4 of the European Union’s emission trading scheme. Then, the article draws recommendations for the completion and development of Vietnam's emission trading scheme.

Keywords: EU, allowances, emission trading scheme, greenhouse gas, Law on Environmental protection

 

KINH TẾ CHÂU ÂU NĂM 2023 VÀ DỰ BÁO NĂM 2024

Trần Đình Hưng*

Tóm tắt: Dưới sự quyết tâm của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong việc đưa lạm phát về mức kiểm soát 2% trong thời gian sớm nhất, lãi suất đã được tăng 10 lần liên tiếp, lên mức cao nhất kể từ khi đồng Euro ra đời vào năm 1999. Chính sách tiền tệ thắt chặt, tiêu dùng giảm sút, nền kinh tế EU dường như đã mất đà tăng trưởng khi GDP qua ba quý đầu năm 2023 không cải thiện. Năm 2024 được dự đoán sẽ là một năm có nhiều biến số khó dự đoán. Một kịch bản nền kinh tế hạ cánh mềm, tránh được một cuộc khủng hoảng và kì vọng phục hồi nhẹ là đích đến hướng tới của các nhà lãnh đạo và người dân châu Âu. Bài viết tập trung phân tích tình hình kinh tế châu Âu năm 2023 và dự báo triển vọng năm 2024.

Từ khóa: Châu Âu, lạm phát, suy thoái, triển vọng.

  • The European Central Bank (ECB) is determined to return the Eurozone inflation back to its 2% medium-term target, interest rates have been raised ten consecutive times, reaching the highest level since the introduction of the Euro in 1999. The tightening monetary policy has led to reduced consumer spending, and the EU economy seems to have lost growth momentum as GDP did not improve over the first three quarters of the year. The year 2024 poses numerous unpredictable variables. A soft economic landing scenario, avoiding a crisis, and anticipating a mild recovery are the targets of European leaders and citizens. The article focuses on analyzing the economic situation in Europe in 2023 and forecasting the prospects for 2024.
  • Europe, inflation, recession, prospects

 

CHÍNH SÁCH “XÃ HỘI LỚN” Ở VƯƠNG QUỐC ANH

DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG DAVID CAMERON

Đinh Tấn Phong*

Tóm tắt: Trong quản trị nhà nước hiện đại, vai trò của các chủ thể trong xã hội bao gồm người dân, cộng đồng dân cư, tổ chức xã hội và doanh nghiệp đã trở thành một phần không thể thiếu trong cơ chế quản trị. Những đối tượng này được khuyến khích và tạo điều kiện tham gia ngày càng sâu rộng vào các hoạt động quản lý xã hội. Thực tế khách quan này dẫn đến hình thành quan niệm về “Xã hội lớn” thay cho “Chính phủ lớn” trước đây. Dưới thời kỳ lãnh đạo của David Cameron, Vương quốc Anh đã thúc đẩy chính sách “Xã hội lớn” trở thành một phong trào chính trị - xã hội có sức ảnh hưởng mạnh mẽ. Mặc dù, không đạt được những kết quả mong đợi nhưng chính sách này đã tạo ra những thay đổi tích cực trong thúc đẩy một xã hội hành động và có trách nhiệm hơn. Bài viết phân tích những nội dung chính trong chính sách “Xã hội lớn” ở Anh dưới thời David Cameron, cùng với đó là những kết quả đạt được và nguyên nhân thất bại của chính sách này.

Từ khóa: xã hội lớn, quản trị quốc gia, David Cameron, Vương quốc Anh

Abstract: In modern state governance, the role of subjects in society including people, community, social organization, and enterprise have become an indispensable part of the governance mechanism. These subjects are encouraged and create conditions for more deep and extensive participation in the social management process. This objective reality leads to shaping the concept of “Big Society” instead of “Big Government”. Under the leading period of David Cameron, the United Kingdom forged the “Big Society” policy which become a socio-political campaign with strong influence. Although not getting results as hope this policy makes positive changes to promote an action and more responsible society. The article analyzes the main contents of the “Big Society” policy in the United Kingdom under David Cameron and reached results and failure reasons of this policy.

Keywords: Big Society, national governance, David Cameron, United Kingdom

 

THUYẾT CHÍNH TRỊ XANH TRONG NỀN CHÍNH TRỊ CHÂU ÂU

Nguyễn Nữ Hoàng Quý*

Tóm tắt: Chính trị xanh ở châu Âu là một kế hoạch toàn diện để đạt được sự trung lập về khí hậu và môi trường, đó cũng là một chiến lược để phát triển bền vững. Chính trị xanh là khái niệm dùng để chỉ các hành động, hệ tư tưởng chính trị hướng đến một xã hội bền vững về môi trường, dựa trên các nguyên tắc bảo vệ môi trường, công bằng xã hội, bất bạo động và dân chủ. Cùng với tính quốc tế của vấn đề môi trường, sự liên quan giữa môi trường với quan hệ quốc tế (QHQT) mới được tìm hiểu một cách sâu sắc hơn. Từ đó, đã hình thành nên Thuyết Chính trị xanh trong nền quan hệ quốc tế từ thập niên 1980. Hiện nay, Chính trị xanh đã trở thành một lý thuyết hay cách tiếp cận đáng chú ý trong nghiên cứu QHQT. Và “hiện tượng” các đảng xanh ngày càng gia tăng mạnh mẽ tầm ảnh hưởng của mình ở châu Âu đã cho thấy xu thế “Chính trị xanh” đang lan tỏa mạnh mẽ trong QHQT châu Âu.

Từ khóa: chính trị xanh, chính trị Châu Âu, đảng xanh, môi trường

Abstract: Green politics/Ecopolitics in Europe is a comprehensive plan to achieve climatic and environmental neutrality, which is also a strategy for sustainable development. Green politics is a concept used to refer to political actions and ideologies aimed at an environmentally sustainable society, based on the principles of environmental protection, social justice, non-violence and democracy. Along with the internationality of environmental issues, the relationship between the environment and international relations (IR) is being understood more deeply. Consequently, Green Political Theory has been formed in international relations since the 1980s. Currently, Green politics has become a notable theory or approach in international relations research. Also, the “phenomenon” of green parties increasing their influence in Europe has shown that the trend of “Green politics” is strongly pervading in European international relations.

Keywords: green politics, European politics, green party, environment

 

MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC HÀNH ESG VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI THỤY ĐIỂN VÀ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Phan Trần Trung Dũng*

Lê Phương Thảo*

Tóm tắt: Trong những năm gần đây, thế giới đang có xu thế chuyển hướng sang kinh doanh bền vững, trong bối cảnh đó, Việt Nam đã có những động thái tích cực trong xác định các mục tiêu liên quan đến môi trường, xã hội và quản trị (ESG). Với vai trò dẫn đầu về thực hành ESG, Thụy Điển đã có nhiều kết quả nổi bật trong dòng dịch chuyển này. Nhằm phân tích tác động của thực hành ESG đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thụy Điển và đem lại một số bài học cho Việt Nam, dựa trên lý thuyết các bên liên quan và lý thuyết hợp pháp hóa, nghiên cứu này cho thấy tác động tích cực của điểm số ESG đến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản giai đoạn 2015-2022. Từ kết quả nghiên cứu thực nghiệm tại Thụy Điển, các tác giả kiến nghị các giải pháp nhằm thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường thực hành ESG để nâng cao kết quả tài chính.

Từ khóa: ESG, thực hành ESG, hiệu quả tài chính, Thụy Điển, phát triển bền vững

Abstract: In recent years, there has been a global trend towards sustainable business. In this context, Vietnam has taken positive steps to embrace ESG-related goals. To analyze the impact of ESG practices on the financial performance of listed companies in Sweden, based on stakeholder theory and legitimacy theory, this study finds a positive impact of ESG scores on return on assets (ROA) over the period 2015-2022. From the results of the empirical study in Sweden, the authors propose solutions to promote Vietnamese companies to enhance ESG practices to improve financial results. The study suggests that policymakers should develop and implement ESG legal frameworks, encourage independent assessment organizations to operate in Vietnam, and companies need to strengthen ESG governance capacity training for executives, etc.

Keywords: ESG, ESG practices, performance, Swedish, sustainable development

 

TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VỀ LAO ĐỘNG VÀ MÔI TRƯỜNG THEO EVFTA VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Trương Thị Thuý Bình*

 

Tóm tắt: Liên minh Châu Âu (EU) là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất hàng năm của hàng hoá Việt Nam. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn nói chung, tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội liên quan đến lao động và môi trường nói riêng để đảm bảo hàng hoá có thể thâm nhập thị trường EU luôn là một trong những việc làm quan trọng mà các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần lưu tâm. Đặc biệt trong bối cảnh Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đang có hiệu lực, việc tìm hiểu những quy định về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp về lao động và môi trường trong văn bản pháp luật này rất có ý nghĩa. Bài viết trước tiên đề cập khái quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tiếp đó làm rõ những quy định trong EVFTA về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp liên quan đến lao động và môi trường, cuối cùng đưa ra một số khuyến nghị cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Từ khoá: EVFTA, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, lao động, môi trường, Việt Nam

Abstract: The European Union (EU) is one the largest export markets that Vietnamese goods come to every year. It is important for Vietnamese export enterprises to comply with general standards to access the EU market, especially social responsibilty standards regarding labor and environment. In the context that the European Union - Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) has come into force, it is necessary to study about regulations on corporate social responsibility regarding labor and environment. The Article mentions corporate social responsibility in general, analyses EVFTA’s regulations on corporate social responsibility regarding labor and environment and finally, suggests recommendations for Vietnam’s export enterprises.

Keywords: EVFTA, corporate social responsibility, labor, environment, Vietnam

 

CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI CỦA CHLB ĐỨC VÀ MỘT SỐ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM

                                                                                        Nguyễn Trọng Bình*

Tóm tắt: Chính sách an sinh xã hội liên quan trực tiếp đến việc đảm bảo an ninh con người, an ninh xã hội cũng như việc đảm bảo quyền con người, quyền công dân của mỗi quốc gia; đồng thời cũng phản ánh sự tiến bộ về mặt xã hội của một quốc gia. Bài viết giới thiệu vài nét về bối cảnh của việc thiết lập hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Đức, nội dung của chính sách an sinh xã hội ở Đức; đồng thời nêu lên một số gợi mở cho việc đổi mới chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Từ khóa: CHLB Đức; an sinh xã hội, an ninh con người, bối cảnh mới

Abstract: Social security policy is directly related to ensuring human security, social security as well as ensuring human rights and citizenship of each country; It also reflects the social progress of a country. The article introduces some aspects of the setting of the social security policy system in Germany, the content of the social security policy in Germany; At the same time, some suggestions are raised for the renewal of social security policies in Vietnam in the current context.

Keywords: Federal Republic of Germany, social security, human security, new context

 

KHẢ NĂNG TIẾP CẬN THỊ TRƯỜNG CHLB ĐỨC

ĐỐI VỚI CÁC SẢN PHẨM OCOP CỦA ĐẮK LẮK:

NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP MẶT HÀNG CÀ PHÊ

Hoa Hữu Cường*

Nguyễn Chiến Thắng**

Phạm Hùng Tiến***

LTS: Nghiên cứu này được tài trợ bởi Friedrich Naumann Foundation vì Tự do (Friedrich Naumann Foundation for Freedom - FNF)

Tóm tắt: Đức là thị trường nhập khẩu chính cà phê của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng tại khu vực châu Âu. Tuy nhiên, đây cũng là thị trường có những yêu cầu và đòi hỏi cao về chất lượng, an toàn thực phẩm. Đắk Lắk là tỉnh sản xuất và chế biến cà phê lớn nhất cả nước có những sản phẩm cà phê chất lượng, đặc biệt là những sản phẩm đạt chuẩn OCOP (mỗi xã một sản phẩm), có khả năng tiếp cận và xuất khẩu vào thị trường Đức. Tuy nhiên, qua nghiên cứu và khảo sát của đề tài “Giải pháp tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk”, sản phẩm cà phê đạt chuẩn OCOP của tỉnh gặp nhiều thách thức, trở ngại trong việc tiếp cận thị trường Đức liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ và phát triển thương hiệu, quy mô sản xuất nhỏ lẻ và manh mún, xây dựng chiến lược tiếp cận thị trường. Vì thế, bài viết này tập trung nghiên cứu khả năng tiếp cận thị trường Đức đối với mặt hàng cà phê đạt chuẩn OCOP của tỉnh Đắk Đắk.

Từ khóa: đặc điểm, CHLB Đức, tiếp cận, thị trường, cà phê, OCOP, Đắk Lắk

Abstract: Germany is the main coffee import market of Vietnam in general and Dak Lak province in particular in the European region. However, this is also a market with high requirements and demands on quality and food safety. Dak Lak is the largest coffee producing and processing province in the country with quality coffee products, especially products that meet OCOP (one commune - one product) standards that can be accessed and exported to Germany’s market. However, through research and survey of the project “Solutions to access the market of the Federal Republic of Germany for OCOP products of Dak Lak province”, coffee products meeting OCOP standards of the province face many challenges, becoming Concerns in accessing the German market related to intellectual property issues and brand development, small and fragmented production scale, and building a market access strategy. Therefore, this article focuses on researching the possibility of accessing the German market for coffee products meeting OCOP standards in Dak Dak province.

Keywords: characteristics, Germany, access, market, coffee, OCOP, Dak Lak

 

 

QUAN HỆ VĂN HOÁ, GIÁO DỤC LIÊN MINH CHÂU ÂU - VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH THỰC THI “CHIẾN LƯỢC KẾT NỐI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU”

Bùi Hồng Hạnh*

Tóm tắt: Kể từ năm 2016, với Chiến lược châu Âu toàn cầu, Liên minh Châu Âu (EU) đã thúc đẩy chiến lược kết nối và công bố các chiến lược của mình với tư cách là một chủ thể thống nhất. Bài viết tập trung xem xét nội dung hợp tác văn hoá, giáo dục trong các chiến lược kết nối của EU và thực tiễn quan hệ văn hoá giáo dục giữa EU và Việt Nam kể từ khi EU tuyên bố và triển khai chiến lược kết nối. Trên cơ sở đó, có thể nhìn nhận khả năng, mức độ ảnh hưởng của chiến lược này đến quan hệ hợp tác văn hoá, giáo dục EU - Việt Nam. Những nhận xét rút ra từ nghiên cứu này có thể coi như những gợi ý nhất định cho việc thúc đẩy quan hệ văn hoá, giáo dục nói riêng và quan hệ toàn diện EU - Việt Nam nói chung.

Abstract: Since 2016, with the Global Europe Strategy, the European Union (EU) has laid out its connectivity strategy and announced its strategies as a single actor. The article focuses on examining the content of cultural and educational cooperation in the EU’ strategies as well as practical connections of cultural and educational relations between the EU and Vietnam since the EU announced and developed the connectivity strategy. On that basis, it is possible to realize the possibility and extent of the influence of this strategy on the EU-Vietnam cultural and educational cooperation. The comments drawn from this study can be considered as certain tips for promoting cultural and educational relations in particular and EU-Vietnam comprehensive relations in general.

 

KINH NGHIỆM CỦA PHẦN LAN TRONG THỰC HIỆN MỤC TIÊU CÔNG BẰNG XÃ HỘI

Chử Thị Nhuần*

Nguyễn Chiến Thắng**

Tóm tắt: Trong bối cảnh toàn cầu đối mặt với những thách thức như khủng hoảng kinh tế - xã hội, bất bình đẳng gia tăng nhưng Phần Lan, một quốc gia nhỏ bé ở Bắc Âu, đã trở thành tấm gương sáng về việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững và bảo đảm công bằng xã hội trên toàn cầu. Được cam kết mạnh mẽ từ chính phủ thông qua các chính sách phúc lợi xã hội, Phần Lan không chỉ hướng tới một tương lai phát triển bền vững mà còn chú trọng đến việc giảm bất bình đẳng và xây dựng một xã hội hòa nhập hơn. Những nỗ lực của Phần Lan không chỉ góp phần vào sự phát triển chung mà còn mang lại cảm hứng cho các quốc gia khác trên thế giới trong việc đạt được các mục tiêu công bằng xã hội. Bài viết phân tích việc thực hiện công bằng xã hội ở Phần Lan để thấy được những thành công và còn những hạn chế gì từ đó đưa ra một số gợi mở cho Việt Nam.

Từ khoá: Phần Lan, công bằng xã hội, phát triển bền vững

Abstract: In the global context of facing challenges such as the socio-economic crisis and increasing inequality, Finland, a small country in Northern Europe, has become a shining example of implementing realize sustainable development goals and ensure social justice globally. With a strong commitment from the government through social welfare policies, Finland not only aims for a future of sustainable development but also focuses on reducing inequality and building a more inclusive society. Finland’s efforts not only contribute to overall development but also provide inspiration to other countries around the world in achieving social justice goals. The article analyzes the implementation of social justice in Finland to clarify the successes and limitations, thereby offering some suggestions for Vietnam.

Keywords: Finland, social justice, sustainable development

 

Phóng sự Videos

Thủ tướng làm việc với các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (12/12/2021) Tư liệu Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội 60 năm (11/12/2021)

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Copyright 2021- Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Địa chỉ: Tầng 8, 176 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.24) 38572735 Fax: (84.24) 35374905
Email: vienncca@gmail.com