Tìm kiếm

Tạp chí Châu Âu số 2 năm 2024

16/07/2024

NHẬN DIỆN MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA LIÊN BANG NGA TỪ NĂM 2022 ĐẾN NAY

Vũ Thuỵ Trang*

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên bang Nga từ xung đột Nga - Ukaine và tác động tới quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga”.

Tóm tắt: Năm 2022 đã đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nga. Bất chấp nhiều áp lực từ các lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây áp dụng do chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Liên bang Nga không rút lui khỏi các đường lối đối ngoại cơ bản của mình mà tiếp tục thúc đẩy các chương trình nghị sự quốc tế mang tính xây dựng. Nền ngoại giao Nga kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ vị thế và ảnh hưởng của đất nước trên trường quốc tế. Bài viết không bàn về bản chất của chiến dịch quân sự đặc biệt mà Nga đang tiến hành, mà chỉ nhấn mạnh khởi nguồn của chiến dịch là động cơ cho sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của Nga, cách mà Nga định vị lại vị thế của mình trong quan hệ quốc tế.

Từ khoá: Nga, Ukraine, xung đột, chính sách đối ngoại, điều chỉnh

Abstract: The year 2022 has marked many important changes in Russia’s foreign policy. Despite much pressure from sanctions imposed by Western countries due to Russia’s special military campaign in Ukraine, the Russian Federation does not retreat from its basic foreign policy but continues to promote constructive international agendas. Russian diplomacy resolutely protects national interests and protects the country’s position and influence in the international arena. The article does not discuss the nature of the special military campaign that Russia is conducting, but only emphasizes that the origin of the campaign is the motive for the change in Russia’s foreign policy, and the way Russia repositions its position in international relations.

Keywords: Russia, Ukraine, conflict, foreign policy, adjustment

 

CHÍNH SÁCH CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU ĐỐI VỚI KHU VỰC

ẤN ĐỘ DƯƠNG - THÁI BÌNH DƯƠNG DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CHIẾN NGA - UKRAINE (2022-2024)

Bùi Hồng Hạnh*×

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên minh Châu Âu từ xung đột Nga - Ukraine và tác động tới quan hệ Việt Nam - EU”

Tóm tắt: Bài viết tập trung xem xét tác động của cuộc chiến Nga - Ukraine đến chính sách đối ngoại của Liên minh Châu Âu (EU). Từ đó, bài viết chỉ ra những điều chỉnh trong chính sách của EU đối với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, cụ thể là với Trung Quốc và ASEAN. Mặc dù, sự điều chỉnh của EU đối với hai đối tác này không rõ rệt và mạnh mẽ như với Nga, Mỹ hay các nước láng giềng… nhưng lại là sự bổ trợ quan trọng cho EU trong nỗ lực giải quyết vấn đề xung đột Nga - Ukraine. Trong khoảng 2 năm vừa qua, kể từ sau khi chiến sự nổ ra, EU đã tỏ rõ chính sách với Trung Quốc hơn, đồng thời cũng khẳng định cam kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nói chung và với các nước ASEAN nói riêng. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của EU với Trung Quốc và ASEAN mang tính chất “dịch chuyển” bởi lẽ ASEAN chưa thể thay thế thị trường Trung Quốc song EU cần ASEAN để cân bằng hơn trong quan hệ phức tạp và đa chiều với Trung Quốc.

Từ khoá: EU, chính sách đối ngoại EU, chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, quan hệ EU - Trung Quốc, quan hệ EU - ASEAN, xung đột Nga - Ukraine

Abstract: The article focuses on examining the impact of the Russia-Ukraine war on the foreign policy of the European Union (EU). From there, it points out adjustments in EU policy towards the Indo-Pacific region, specifically towards China and ASEAN. Although the EU's adjustments to these two partners are not as clear and strong as with Russia, the US or neighboring countries... it is an important complement to the EU in its efforts to resolve Russia - Ukraine conflicts. Over the past two years, since the war broke out, the EU has made its policy towards China clearer, and also affirmed its commitment to the Indo-Pacific region in general and to ASEAN countries in particular. The EU’s foreign policy adjustment towards China and ASEAN is of a “shifting” nature because ASEAN cannot replace the Chinese market, but the EU needs ASEAN to be more balanced in the complex and multidimensional relationship with China.

Keywords: EU foreign policy, EU Indo-Pacific Strategy, EU-China relations, EU-ASEAN relations, Russia-Ukraine conflict

 

HỢP TÁC AN NINH QUỐC PHÒNG EU-NATO VÀ SỰ MỞ RỘNG NATO TRONG BỐI CẢNH XUNG ĐỘT NGA-UKRAINE

Đỗ Hồng Huyền*

 

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên minh Châu Âu từ xung đột Nga - Ukraine và tác động tới quan hệ Việt Nam - EU”.

Tóm tắt: Sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, NATO và EU đã có sự hợp tác chặt chẽ chưa từng có. Việc Phần Lan, Thuỵ Điển gia nhập NATO là một ví dụ cho thấy mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh và quốc phòng của EU và củng cố liên minh phòng thủ của NATO. Những quyết định này sẽ mang lại sức mạnh và sự bổ sung cho NATO cũng như các sáng kiến ​​quốc phòng của EU. EU đang thực hiện tăng cường hợp tác với các đối tác, đặc biệt là với NATO. Trong bài viết này, tác giả phân tích quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa EU-NATO, vấn đề NATO mở rộng và các tác động cũng như một số dự báo về quan hệ EU-NATO trong thời gian tới.

Từ khóa: xung đột Nga-Ukraine, EU, NATO, an ninh quốc phòng, hợp tác EU-NATO

Abstract: After the Russia-Ukraine conflict broke out, NATO and the EU had unprecedented close cooperation. Finland and Sweden joining NATO is an example of the EU's special interest in security and defense issues and strengthening NATOs defense alliance. These decisions will give strength and complementarity to NATO and EU defense initiatives. The EU is strengthening cooperation with partners, especially with NATO. In this paper, the author analyzes the close cooperation between EU-NATO, the issue of NATO expansion and its impacts as well as some forecasts for EU-NATO relations in the near future.

Keywords: Russia-Ukraine conflict, EU, NATO, national security and defense, EU-NATO cooperation

 

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH CỦA NGA TRƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE TỪ NĂM 2022 ĐẾN NAY

Trần Bách Hiếu*

Đinh Trần Yến Nhi**

 

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên bang Nga từ xung đột Nga - Ukaine và tác động tới quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga”.

Tóm tắt: Kể từ năm 2022, cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine không chỉ gây ra những biến động to lớn trên bản đồ chính trị quốc tế mà còn tác động sâu rộng đến chính sách đối nội và đối ngoại của Nga. Cuộc xung đột này đã buộc Nga phải xem xét lại và điều chỉnh nhiều khía cạnh của chính sách, từ an ninh - quốc phòng đến kinh tế, chính trị cũng như mối quan hệ với các quốc gia khác trên thế giới. Bài nghiên cứu sẽ chỉ ra những điều chỉnh trong chính sách của Nga từ khi thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt do Nga phát động tại Ukraine từ tháng 2 năm 2022.

Từ khoá: xung đột Nga - Ukraine, Liên bang Nga, chính sách đối ngoại, điều chỉnh chính sách

Abstract: Since 2022, the Russia - Ukraine conflict has not only caused significant upheaval on the international political scene but also had a profound impact on Russia's internal and external policies. This situation has necessitated that Russia reassess and recalibrate various aspects of its policies ranging from security and defense to economic and political strategies, as well as its relationships with other countries worldwide. The article will highlight the policy adjustments Russia has been prompted to make due to its special military operation initiated in Ukraine since February 2022.

Keywords: Russia-Ukraine conflict, Russian Federation, foreign policy, policy adjustment

 

ĐIỀU CHỈNH MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ CỦA LIÊN BANG NGA TỪ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE

Đinh Mạnh Tuấn*

Nguyễn Chiến Thắng**

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên bang Nga từ xung đột Nga - Ukaine và tác động tới quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga”.

Tóm tắt: Kể từ khi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nước phương Tây đã áp dụng nhiều gói các biện pháp trừng phạt, nhằm vào 4 lĩnh vực chủ yếu: tài chính - tiền tệ, năng lượng, vận tải và một số lĩnh vực khác. Những biện pháp này đã có những tác động nhất định tới nước Nga, khiến Chính phủ Nga phải thực hiện điều chỉnh một số chính sách, trong đó có các chính sách trong lĩnh vực kinh tế. Bài viết phân tích một số điều chỉnh một số chính sách trong lĩnh vực kinh tế của Liên bang Nga từ sau xung đột Nga - Ukraine, bao gồm những điều chỉnh về chính sách liên quan tới thương mại quốc tế, tài chính - tiền tệ và đưa ra một số đánh giá về hiệu quả của những điều chỉnh này.

Từ khóa: kinh tế, Nga, điều chỉnh, thương mại quốc tế, tài chính, tiền tệ

Abstract: Since Russia launched its special military campaign in Ukraine, Western countries have applied many packages of sanctions, targeting four main areas: finance - currency, energy; transportation and some other fields. These sanctions have had certain impacts on Russia, causing the Russian Government to make adjustments to a number of policies, including policies in the economic field. The article analyzes some policy adjustments in the economic sector of the Russian Federation since the Russia-Ukraine conflict, including policy adjustments related to international trade, finance - currency and provide some assessments on the effectiveness of these adjustments.

Keywords: economy, Russia, adjustment, international trade, finance, currency

 

HỢP TÁC TRONG KHUÔN KHỔ EU TỪ KHI BÙNG NỔ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE ĐẾN NAY: PHÂN TÍCH TRÊN PHƯƠNG DIỆN CHÍNH TRỊ-AN NINH VÀ MỘT SỐ DỰ BÁO

Phùng Chí Kiên*

LTS: Bài viết này là sản phẩm của Đề tài cấp Bộ: “Cục diện Châu Âu (Tây Âu, Trung và Đông Âu, Bắc Âu, Nam Âu, Nga và CIS) đến năm 2030, tầm nhìn đến giữa thế kỷ 21. Tác động đối với cục diện và trật tự thế giới”.

Tóm tắt: Sự biến đổi sâu sắc, nhanh chóng trong chương trình nghị sự và tình hình hợp tác thực tế trong EU đi kèm với những hệ quả khó đoán định bắt nguồn từ xung đột Nga - Ukraine là minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu hợp tác trong khuôn khổ Liên minh này từ sau khi xuất hiện xung đột Nga - Ukraine. Dựa trên cách tiếp cận chính trị-an ninh, bài viết này tập trung phân tích tình hình hợp tác trong khuôn khổ EU trong mối liên hệ với xung đột Nga - Ukraine theo các luận điểm lớn gồm: cuộc xung đột này đặt ra sức ép lớn đối với việc duy trì và nâng cao hiệu quả hợp tác an ninh-phòng thủ của EU; cuộc xung đột này trở thành một trong những chất xúc tác mạnh nhất giúp củng cố tính chính danh của sự hợp tác trong khuôn khổ EU ở cả cấp độ vĩ mô và vi mô nhưng đồng thời cũng là nguy cơ gây chia rẽ Liên minh. Những phân tích thực trạng này là cơ sở để bài viết đưa ra một số nhận định về tương lai hợp tác trong khuôn khổ EU thời gian tới theo chiều hướng EU sẽ phải nhìn nhận lại khả năng duy trì hỗ trợ vật chất cho Ukraine cũng như tìm ra những giải pháp mới cho các vấn đề thể chế đã bộc lộ trước sức ép của cuộc xung đột.

Từ khóa: chính trị-an ninh, dự báo, EU, hợp tác, xung đột Nga - Ukraine

Abstract: The profound and rapid changes in the EU’s agenda and status quo together with unpredictable consequences stemming from the Russia-Ukraine conflict are evidence of the importance of research on cooperation within the framework of this alliance since the emergence of the Russia-Ukraine conflict. Based on the political-security approach, this article focuses on analyzing the situation of cooperation within the EU framework in relation to the Russia-Ukraine conflict according to the following major arguments: the conflict puts great pressure on maintaining and improving the effectiveness of EU security-defense cooperation; the conflict has become one of the strongest catalysts to strengthen the legitimacy of cooperation within the EU framework at both macro and micro levels and also a risk of dividing this alliance. The analysis is the basis for commenting on the future of cooperation within the EU framework in the direction that the EU will have to reconsider its ability to maintain material support for Ukraine as well as find new solutions to the institutional problems that have emerged under the pressure of the Russia-Ukraine conflict.

Keywords: cooperation, EU, political-security, predictions, Russia-Ukraine conflict

 

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU TỪ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE

Hồ Thị Thu Huyền*

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên minh Châu Âu từ xung đột Nga - Ukraine và tác động tới quan hệ Việt Nam - EU”

Tóm tắt: Trong bối cảnh địa chính trị thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là từ sau khi cuộc xung đột Nga Ukraine diễn ra, chính sách thương mại của EU đã có một số bước thay đổi. Các lệnh trừng phạt ngày càng tăng với Nga cùng nỗ lực đa dạng hóa quan hệ thương mại thông qua các FTA thế hệ mới và việc mở rộng các biện pháp phòng vệ thương mại thể hiện một kỉ nguyên mới trong chính sách thương mại của khu vực này.

Từ khóa: điều chỉnh, chính sách thương mại, xung đột Nga - Ukraine, liên minh châu Âu

Abstract: In a geopolitically volatile world, especially since the Russia-Ukraine conflict, EU have made some adjustments to their trade policy. Increasing sanctions against Russia and efforts to diversify trade relations through new generation FTAs and the expansion of trade defense measures represent a new era in the EU’s trade policy.

Keywords: adjustment, trade policy, Russia - Ukraine conflict, European Union

 

MỘT SỐ ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG CỦA NGA TỪ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE

Trịnh Thị Hiền*

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên bang Nga từ xung đột Nga - Ukaine và tác động tới quan hệ Việt Nam - Liên bang Nga”.

Tóm tắt: Liên bang Nga có truyền thống duy trì một ngành công nghiệp quốc phòng có quy mô lớn, cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên, tác động của các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và Liên minh châu Âu, tổn thất về vật chất trong cuộc xung đột ở Ukraine và hiệu suất của một số hệ thống vũ khí của Nga đã phần nào hạn chế khả năng sản xuất và xuất khẩu vũ khí của ngành công nghiệp vũ khí Nga. Do đó, Nga đã đưa ra một số điều chỉnh đối với lĩnh vực này nhằm ứng phó với những ảnh hưởng của xung đột.

Từ khóa: công nghiệp, quốc phòng, xung đột, Nga - Ukraine

Abstract: The Russian Federation has traditionally maintained a large-scale defense industry, supplying domestic and foreign markets. However, the impact of sanctions from the United States and the European Union, material losses in the conflict in Ukraine and the performance of some Russian weapons systems have somewhat limited its production capabilities. arms export and import of the Russian arms industry. Therefore, Russia has made a number of adjustments in this sector to cope with the effects of the conflict.

Keywords: defense, industry, Russia-Ukraine, conflict

 

TRIỂN VỌNG GIA NHẬP LIÊN MINH CHÂU ÂU CỦA UKRAINE

Nguyễn Thanh Lan*

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên minh Châu Âu từ xung đột Nga - Ukraine và tác động tới quan hệ Việt Nam - EU”.

Tóm tắt: Việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2/2022 đã thay đổi đáng kể nhận thức về chính sách mở rộng của nhập Liên minh Châu Âu (EU), chính sách này có thể được sử dụng như một phương tiện để hỗ trợ một quốc gia thứ ba công khai chia sẻ các giá trị chung của EU và sẵn sàng bảo vệ những giá trị này. Bài viết phân tích về khả năng gia EU của Ukraine cũng như triển vọng và thách thức của quá trình mở rộng của EU từ khi xung đột Nga - Ukraine diễn ra.

Từ khóa: Ukraine, triển vọng, gia nhập, Liên minh Châu Âu

Abstract: Russia’s special military operation in Ukraine on February 24, 2022 has significantly changed the perception of the EU's enlargement policy, which can be used as a means to support a third country that openly shares common EU values and is willing to defend them. The article analyzes Ukraine’s ability to join the European Union (EU) as well as the prospects and challenges of the EU’s expansion process, especially since the Russia-Ukraine conflict took place.

Keywords: Ukraine, prospects, accession, European Union

 

NHỮNG ĐỘNG LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ

NGA - TRUNG QUỐC TỪ CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE

Trần Thị Hải Yến*

Tóm tắt: Sự liên kết chặt chẽ của mối quan hệ Nga - Trung Quốc hiện nay dựa trên sự phản đối chung đối với trật tự quốc tế do Mỹ lãnh đạo. Cuộc khủng hoảng Ukraine thực tế không làm thay đổi bản chất mối quan hệ Trung - Nga, nhưng nó là một điểm đánh dấu cho quá trình xích lại gần nhau hơn vì những lợi ích chung mà hai nước muốn hướng tới. Bài viết đi vào phân tích những yếu tố tạo thành động lực cho sự phát triển của mối quan hệ song phương này để thấy rõ hơn nguyên nhân của quá trình hình thành một mối quan hệ Nga - Trung không giới hạn.

Từ khóa: Nga, Trung Quốc, quan hệ song phương

Abstract: The current close alignment of the Russia-China relationship stems from their shared opposition to the US-led international order. While the Ukraine crisis did not fundamentally alter the nature of this relationship, it has served as a catalyst for a closer convergence driven by the shared interests both countries seek to advance. This article delves into an analysis of the motivating factors that underpin the development of this bilateral relationship, aiming to illuminate the underlying forces that have shaped the emergence of a Russia-China no-limits partnership.

Keyword: Russia, China, bilateral relationship

 

ĐIỀU CHỈNH CHÍNH SÁCH DI CƯ CỦA EU

TỪ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE

Đặng Minh Đức *

Trịnh Thị Hiền**

LTS: Bài viết này là sản phẩm đề tài cấp Bộ: “Điều chỉnh một số chính sách của Liên minh Châu Âu từ xung đột Nga - Ukraine và tác động tới quan hệ Việt Nam - EU”.

Tóm tắt: Xung đột Nga - Ukraine đã khiến EU phải đối mặt với vấn đề lớn về khủng hoảng người di cư, tị nạn và quản lý biên giới. Để đối phó với sự xuất hiện quy mô lớn của những người di cư, tị nạn từ Ukraine, các tổ chức EU đã tiếp tục nỗ lực thúc đẩy cải cách Hệ thống Tị nạn Chung Châu Âu (CEAS), cũng như trao cho họ quyền được bảo vệ tạm thời. Hội đồng Châu Âu đã nhất trí thông qua Quyết định kích hoạt Chỉ thị Bảo vệ tạm thời (Temporary Protection Directive - TDP). Việc kích hoạt Chỉ thị Bảo vệ Tạm thời một cách nhanh chóng đã cho thấy khả năng phản ứng nhanh chóng, năng lực phản ứng tập thể, đoàn kết và phối hợp hiệu quả ngày càng tăng của EU. Tuy nhiên, việc điều chỉnh này cũng đã tạo ra những thách thức đối với Liên minh và nhiều quốc gia thành viên.

Từ khóa: EU, di cư, tị nạn, xung đột Nga - Ukraine

Abstract: The Russia-Ukraine conflict has caused the EU to face a major problem of the migrant crisis, refugees and border management. In response to the large-scale arrival of migrants and refugees from Ukraine, EU institutions have continued their efforts to promote reform of the Common European Asylum System (CEAS), as well as granting them the right to temporary protection. The European Council has unanimously adopted the Decision to activate the Temporary Protection Directive. The swift activation of the Temporary Protection Directive has demonstrated the EU’s growing ability to respond quickly, collectively, effectively and in solidarity and coordination. However, this adjustment has also created challenges for the Union and many Member States.

Keywords: EU, migration, refugee, Russia - Ukraine conflict

 

PHÁP LUẬT VỀ DI TRÚ CỦA LIÊN BANG NGA VÀ MỘT SỐ TÁC ĐỘNG TỚI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM

Nguyễn Thế Cường*

Nguyễn Ngọc Du**

Tóm tắt: Những năm qua, Liên bang Nga đã có những điều chỉnh pháp luật về di trú đối với ngoại kiều, điều này có những tác động không nhỏ đến tình hình cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống, làm việc, học tập tại Liên bang Nga. Bài viết bàn về những thay đổi trong pháp luật về di trú của Nga trong giai đoạn vừa qua; chỉ ra những tác động đến tình hình pháp lý của cộng đồng người Việt Nam tại Nga và đưa ra một số khuyến nghị trong công tác đối với cộng đồng người Việt tại Nga.

Từ khóa: pháp luật, di trú, cộng đồng, người Việt Nam tại Liên bang Nga

Abstract: In recent years, the Russian Federation has made adjustments to immigration laws for foreigners, which has had a significant impact on the situation of the Vietnamese community settling living, working, studying in the Russian Federation. The article discusses recent changes in Russias immigration laws; points out the impacts on the legal situation of the Vietnamese community in Russia and some recommendations on policies and solutions for Vietnamese community in Russia.

Keywords: legal, immigration, Vietnamese community in Russia, juridical

 

CỤC DIỆN ĐỊA CHÍNH TRỊ CHÂU ÂU TỪ XUNG ĐỘT NGA - UKRAINE

 

Nguyễn Hùng Vương*

Mai Thị Hồng Liên**

Tóm tắt: Xung đột Nga - Ukraine đã định hình lại cục diện địa chính trị Châu Âu, làm trầm trọng thêm nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, gia tăng lạm phát và đẩy các nước Châu Âu rơi vào trạng thái “tiến thoái lưỡng nan”. Bên cạnh đó, xung đột Nga - Ukraine cũng được xem như một “cú tát mạnh” làm thức tỉnh châu Âu đứng dậy khẳng định quyền tự chủ chiến lược, tạo vị thế đối trọng trong trò chơi địa chính trị của các cường quốc. Bài viết phân tích thực trạng cục diện địa chính trị châu Âu tưf xung đột Nga - Ukraine và chủ trương kiến lập quyền tự chủ chiến lược của EU trong bối cảnh mới.

Từ khóa: EU, chính trị châu Âu, địa chính trị, Nga - Ukraine

Abstract: The Russia-Ukraine conflict has redefined the geopolitical landscape in Europe, exacerbating the risk of a global economic recession, increasing inflation , and placing European countries in a state of "dilemma". Additionally, the Russia-Ukraine conflict is seen as a strong wake-up call prompting Europe to assert its strategic autonomy and establish a counterbalance in the geopolitical games of major powers. This article analyzes the current geopolitical situation in Europe after the Russia-Ukraine conflict and the EU's pursuit of strategic autonomy in the new context.

Keywords: EU, European politics, geopolitics, Russia-Ukraine

 

× *PGS.TS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhận bài ngày: 04/03/2024

Phản biện xong: 14/03/2024

Chấp nhận đăng: 21/03/2024

* TS., Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQGHN

Nhận bài ngày: 13/03/2024

Phản biện xong: 20/03/2024

Chấp nhận đăng: 27/03/2024

Phóng sự Videos

Thủ tướng làm việc với các nhà khoa học Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (12/12/2021) Tư liệu Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội 60 năm (11/12/2021)

Phóng sự hình ảnh

Liên kết Website

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU ÂU - VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Bản quyền thuộc về Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Copyright 2021- Viện Nghiên Cứu Châu Âu
Địa chỉ: Tầng 8, 176 Thái Hà, Trung Liệt, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại: (84.24) 38572735 Fax: (84.24) 35374905
Email: vienncca@gmail.com