Tham dự buổi khai mạc có TS. Phạm Hùng Tiến – Phó Giám đốc Viện FNF, CHLB Đức tại Việt Nam, PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng - Viện trưởng Viện nghiên cứu Châu Âu; TS. Nguyễn Ngọc Tuyên - Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên, các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Châu Âu, Lãnh đạo và chuyên viên đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Lắk và 27 lãnh đạo doanh nghiệp và Hợp tác xã trên địa bàn Tỉnh.
Toàn cảnh lớp tập huấn
Khóa tập huấn diễn ra trong 4 buổi ( 2 ngày) với 4 chuyên đề quan trọng liên quan đến thị trường, sản phẩm, cách chuẩn bị của doanh nghiệp và qui trình các bước để tiếp cận hiệu quả cụ thể:
Module 1: Các nội dung cần chuẩn bị để tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức. (PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng - Viện Trưởng Viện nghiên cứu Châu Âu).
Module 2: Phân tích đặc điểm thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với các sản phẩm OCOP của tỉnh Đắk Lắk. (TS. Hoa Hữu Cường - Viện nghiên cứu Châu Âu).
Module 3: Mô hình kinh doanh hướng tới xuất khẩu cà phê sang thị trường Cộng hòa Liên bang Đức (TS Phạm Hùng Tiến - Phó giám đốc Viện FNF Việt Nam).
Module 4: Quy trình xuất khẩu Cà phê sang thị trường Cộng hòa Liên bang Đức dưới góc nhìn thực tiễn. (Ông Trần Nam - Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên).
Phát biểu khai mạc khóa tập huấn TS. Phạm Hùng Tiến chuyên gia nghiên cứu thị trường CHLB Đức cho biết các doanh nghiệp, Hợp tác xã cần thấy được tầm quan trọng trong việc cần đa dạng hóa sản phẩm, mẫu mã để đáp ứng được thị hiếu của nhiều đối tượng người tiêu dùng cũng như sự cần thiết của việc hiện đại hóa công nghệ sản xuất để đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe của EU. Viện FNF Việt Nam đã mời các chuyên gia chia sẻ cho các quý vị thêm các thông tin về những vấn đề cấp thiết trong xuất khẩu nông sản hiện nay. Khóa tập huấn có mục đích: Kết nối giữa các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu Việt Nam với các hệ thống phân phối nước ngoài và các doanh nghiệp thu mua nông sản đến từ các thị trường xuất khẩu; Là cơ hội để các doanh nghiệp, hợp tác xã tỉnh Đắk Lắk nắm bắt xu hướng, nhu cầu thị trường, các thay đổi trong thị hiếu tiêu dùng. Đặc biệt cũng để hiểu thêm những thách thức hay những vấn đề mà ngành hàng của mình phải đối mặt hiện nay và cả trong tương lai ví dụ như các vấn đề về nguồn gốc xuất xứ, quản lý chất lượng hay rủi ro thanh toán. Tôi hy vọng khóa tập huấn sẽ đem đến cho các quý vị doanh nghiệp nhiều thông tin hữu ích và cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
TS Phạm Hùng Tiến - Phó giám đốc Viện FNF Việt Nam phát biểu khai mạc khóa tập huấn
Trong đợt tập huấn này, các học viên được giới thiệu, trao đổi, hướng dẫn các nội dung cơ bản về quy trình thủ tục tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với sản phẩm OCOC; thiết lập các kênh phân phối lớn giúp mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và tỉnh Đắk Lắk nói riêng có cơ hội thâm nhập và khẳng định vị trí tại thị trường Đức cũng như EU, cũng qua đó, hỗ trợ doanh nghiệp có kế hoạch dài hơi nhằm giảm chi phí và tăng mức độ cạnh tranh, tăng tính chủ động về mặt logistic.
PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng - Viện nghiên cứu Châu Âu cùng học viên trao đổi và thảo luận tại lớp Tập huấn
Chuyên gia Trần Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển Thanh niên cùng học viên trao đổi và thảo luận tại lớp Tập huấn
Các học viên đã đưa ra những câu hỏi thảo luận sôi nổi về thảo luận về những khó khăn vướng mắc trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm OCOP sang thị trường quốc tế như: Rào cản kỹ thuật, khả năng tiếp cận thị trường còn hạn chế do những quy định khắt khe của thị trường quốc tế về quy trình sản xuất, mẫu mã bao bì sản phẩm, những thuận lợi, khó khăn, thách thức, cơ hội cho các sản phẩm đạt chuẩn OCOP của tỉnh Đắk Lắk trong việc xuất khẩu sang thị trường CHLB Đức. Sản phẩm OCOP của Đắk Lắk cũng sẽ đối diện với những thách thức khi tiếp cận thị trường EU thách thức trong việc đáp ứng quy tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan; thách thức từ các tiêu chuẩn an toàn, kiểm soát động thực vật; thách thức từ việc tuân thủ những quy định về sở hữu trí tuệ, lao động và môi trường. Yêu cầu của thị trường Cộng hòa Liên bang Đức đối với sản phẩm OCOP. Từ đó đề xuất ra các giải pháp mang tính khả thi cao cho tỉnh Đắk Lắk trong tận dụng những cơ hội đến từ EVFTA để thúc đẩy khả năng tiếp cận sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng tại thị trường khó tính như CHLB Đức.
TS Phạm Hùng Tiến - Phó giám đốc Viện FNF Việt Nam trao chứng chỉ cho học viên
PGS. TS. Nguyễn Chiến Thắng - Viện nghiên cứu Châu Âu trao chứng chỉ cho học viên
NCS Đặng Nguyễn Duyên Anh - ViệnViện Kinh tế và Quản lý Tây Nguyên trao chứng chỉ cho học viên
Các đại biểu tham dự tập huấn chụp ảnh lưu niệm
Thông qua lớp tập huấn giúp cho lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, Hợp tác xã chủ thể của sản phẩm OCOP tỉnh Đắk Lắk nắm bắt bắt đặc điểm, nhu cầu thị trường Cộng hòa Liên bang Đức, phát triển mô hình, quy trình kinh doanh, thủ tục tiếp cận thị trường Cộng hòa Liên bang Đức.